Đánh giá chất lượng rèm post

Hướng dẫn cách may các loại rèm cửa tại Hải Dương của aihome Hải Dương việc sở hữu một bộ rèm cửa may săn là không khó. Tuy nhiên bạn vẫn cần có những kiến thức về cách may các loại rèm.

Nghe có vẻ vô lí khi chúng ta vừa nói rằng không khó để sở hữu một bộ rèm may sẵn, đúng không nào? Tuy nhiên điều đó không đúng với một số hoàn cảnh nhất định. Ví dụ như bạn sống một mình ở nước ngoài và chi phí bỏ ra để mua một bộ rèm là khá lớn. Việc tự may rèm sẽ giúp bạn tiết kiệm được kha khá chi phí như chi phí nhân công, chi phí vận chuyển… Chính vì vậy, học cách may rèm cửa chính là một giải pháp hữu hiệu giúp tiết kiệm chi phí một cách tối đa.

Cuộc sống của chúng ta luôn bận rộn, luôn quay cuồng cùng guồng công việc. Tuy nhiên, việc tự may rèm giúp bạn có thể xả bớt những căng thẳng sau những giờ làm việc như thế. Nghe có vẻ vô lí nhỉ? Tuy nhiên, sự thực là vậy. Khi bạn tự làm một món đồ hay vật gì đó để cải tạo không gian sống của mình, não bộ của bạn sẽ cảm nhận được cảm giác thành quả. Từ đó làm giảm bớt những căng thẳng và mệt mỏi trong cuộc sống hàng ngày.

Ngay cả khi bạn hoàn toàn có đủ khả năng mua một bộ rèm may sẵn, đừng bỏ qua những hướng dẫn cách may rèm cửa nhé! Bởi lẽ, khi bạn biết được sản phẩm được tạo ra như thế nào. Bạn sẽ có thêm cơ sở để đánh giá được liệu sản phẩm này đã tốt hay chưa? Liệu chúng có xứng đáng với số tiền bạn bỏ ra hay không. Chính vì vậy, biết được cách may rèm giống như một cơ sở giúp bạn đánh giá được chất lượng rèm may sẵn vậy.

Hướng dẫn đo kích thước cửa để may rèm

Đo kích thước cửa là một thao tác vô cùng quan trọng. Bởi lẽ đây là bước đầu tiên để xác định và định hình cho bộ rèm cửa mà bạn tự may. Vậy làm sao để đo cho chuẩn xác? Để đo rèm cửa, bạn có thể dùng một thước dây hoặc thước gỗ.

Trước hết, bạn sẽ đo chiều rộng của cửa để xác định chiều rộng của rèm. Bạn đo khoảng cách từ mép trái sang mép phải cửa để có được chiều rộng của cửa. Để tính được chiều rộng rèm, bạn tính theo công thức sau:

Đối với nhỏ: chiều rộng rèm cửa = chiều rộng cửa sổ x 1,5

Đối với cửa sổ lớn: bạn cần căn cứ xem liệu muốn lắp rèm ở đâu.

Nếu đặt rèm bên trong phòng: chiều rộng rèm = chiều rộng cửa sổ + 2cm

Nếu đặt rèm bên ngoài phòng (phía ngoài trời): chiều rộng rèm = chiều rộng cửa sổ + 4 cm (tối đa 6 cm). Sở dĩ cần phải may rèm với chiều rộng hơn cửa là nhằm mục đích đảm bảo độ chắn sáng của rèm.
đo kích thước may rèm

Đo chiều dài để may rèm cửa

Sau khi đo được kích thước chiều rộng để may rèm cửa, việc tiếp theo cần làm là đo chiều dài của cửa. Từ đó tính được chiều dài của rèm.

Chiều dài của rèm thường sẽ được tính bằng khoảng cách từ thanh treo rèm tới mép rèm dưới. Đối với những kiểu rèm có sử dụng khoen thì chiều dài sẽ được tính bằng khoảng cách từ khoen rèm cho đến mép dưới. Nhìn chung, tùy thuộc vào từng loại rèm mà bạn có thể đo được kích thước chiều dài phù hợp.

Lưu ý về đo kích thước rèm

Đối với mỗi loại rèm, kích thước chiều dài và chiều rộng lại có những lưu ý khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu kĩ hơn về những lưu ý này trong cách may từng loại rèm cửa mà chúng tôi chia sẻ dưới đây.

Đối với rèm roman, rèm sáo gỗ, rèm sáo nhôm: chiều rộng nên bằng với chiều rộng cửa l à thích hợp nhất

Đối với rèm cuốn: rèm nên có chiều rộng nhỏ hơn chiều rộng cửa khoảng 1cm mỗi bên.

Đối với rèm vải: đo theo hướng dẫn chung

Đối với rèm ren: chiều rộng rèm = chiều rộng của cửa sổ + 25cm (tối đa là 30cm)

Đối với rèm ballon: chiều rộng rèm = chiều rộng cửa sổ x 1,5

Cách may rèm cửa con sò tại Hải Dương

Rèm cửa con sò tại Hải Dương hay còn biết đến với tên gọi rèm sò nữ hoàng, rèm sò cung đình. Đây là loại rèm thiết kế theo phong cách hoàng gia châu Âu. Rèm sò thường được sử dụng trong các biệt thự, nhà ở cổ điển/ tân cổ điển. Hoặc được sử dụng làm rèm sân khấu, rèm hội trường. Chúng có đặc điểm là được cắt may kỹ lưỡng. Tuy nhiên với xu hướng đơn giản hóa hiện nay, cách may cũng như những linh kiện, phụ kiện của kiểu rèm này đã được tối giản hóa đến mức tối đa

Để nay được rèm sò, công đoạn khó nhất nằm ở việc tạo hình cho yếm. Chính vì vậy, trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ cách may yếm. Phần thân rèm bạn có thể áp dụng cách may tương tự.

Chuẩn bị vật liệu may rèm con sò

Vải may rèm: nên chọn loại vải có độ bóng ví dụ như vải lụa
Phụ kiện: ren, tua dua, thanh treo… Bạn có thể dễ dàng tìm được những phụ kiện này ở các cửa hàng bán phụ kiện may rèm.

Các bước may rèm cửa con sò

Bước 1: Cắt vải may yếm rèm sò

Chuẩn bị hai tấm vải hình vuông với kích thước 130 x 130 cm. Sau đó gập hai đỉnh đối diện để tạo thành một hình tam giác vuông cân. Tiến hành cắt vải thành 1 hình thang vuông với cạnh vuông là cạnh gập vải. Kích thước đáy bé là 26 cm. Kích thước đáy lớn là 65 cm và cạnh vuông là 100 cm.

Cạnh chéo từ đáy bé đến đáy lớn, bạn tiến hành đánh dấu. Đầu tiên, đánh dấu chừa ra 7 cm. Tiếp đến đánh dấu các điểm cách nhau 12 cm. Rồi lấy kéo bấm vào các điểm đã được đánh dấu. Sau đó các bạn mở tấm vải ra. Tiến hành tương tự với tấm vải còn lại.

Bước 2: May yếm

Đầu tiên, bạn may tua vào đáy lớn của tấm vải. Việc may tua trước sẽ giúp định hình và khiến yếm không bị bai sau khi may. Đồng thời giúp tăng tính thẩm mỹ cho rèm. Nhớ là may tua cho cả hai tấm vải nhé!

Tiếp đến là công đoạn may xếp lớp sò. Đây là công đoạn cần đến sự tỉ mỉ và khéo léo. Lưu ý, nhớ đặt mặt trái của tấm vải úp xuống nhé. Gập nếp đầu tiên là điểm đánh dấu 7 cm xuống dưới và bắt đầu may. Tiếp đến, bạn cứ xếp dần các lớp theo các điểm đã đánh dấu và may cố định. Mỗi nếp gấp xếp sát nhau và lưu ý giữ vải thẳng theo đường gấp nhé. Tiến hành tương tự với cạnh bên còn lại. Bạn sẽ thu được thành quả như hình ảnh dưới đây.

Cách may rèm cửa định hình tại Hải Dương

Rèm định hình tại Hải Dương là cách loại rèm được gọi tên bằng cách may. Sóng rèm cũng giống với sóng rèm ô rê. Tuy nhiên, rèm không được treo bằng cách xỏ khoen nữa. Thay vào đó, sóng rèm được định hình bằng băng khuy, trên dây băng đã có sẵn các khuy bấm cách đều nhau 12 – 14 cm. Chúng được treo trên thanh ray trượt nên kéo rèm rất trơn và nhẹ. Việc tháo lắp và vệ sinh rèm cũng dễ hơn rất nhiều.
may rèm định hình màu ghi sáng

Chuẩn bị vật liệu may rèm định hình

Vải may: Lựa chọn tùy sở thích

Phụ kiện: lưới ( dây băng) để có thể gài khuy, keo ô rê, móc gài ( có thể sử dụng móc nhựa hoặc móc kim loại)

Các bước may rèm cửa định hình

Bước 1: May cố định keo ô rê và lưới

Đầu tiên, bạn hãy may chồng lớp keo ô rê và lớp lưới vào với nhau nhé. Bạn nhớ lưu ý phần lưới, nhớ để phần gài móc ra mặt ngoài để có thể gài được móc. Tránh tình trạng sơ ý khi may xong lại phát hiện ra lỗi.

Bước 2: May vào vải

Bạn chừa biên khoảng 5 cm để tạo thành biên rèm, giúp tăng độ thẩm mỹ cho rèm. Vừa may vừa gập mép vải. Lưu ý giữ phẳng mặt vải phía dưới. Tiếp đó, bạn may thêm một đường ở mép còn lại của phần keo ô rê và lưới để cố định chúng vào vải rèm. Bước cuối cùng là may biên rèm. Với rèm hoa, bạn nên may biên nhỏ hơn 3 cm. Nhưng rèm một màu thì hãy may biên từ 3 – 5 cm. Biên to sẽ giúp rèm đẹp hơn đấy.

Bước 3: Gắn móc

Sau khi hoàn thành việc may vải, bạn cần tiền hành gắn móc định hình rèm. Đầu tiên, đo kích thước giữa hai bi trên thanh định hình. Rồi lấy khoảng cách nhân với 2 để có thể chia được rèm. Ví dụ, khoảng cách giữa hai bi là 7 cm thì khoảng cách giữa các móc trên rèm là 14 cm. Cứ như vậy là bạn có thể có được một bộ rèm định hình đầy tính thẩm mỹ rồi.

Cách may rèm ore tại Hải Dương

Rèm cửa ore tại Hải Dương là loại rèm được may theo cách lượn sóng. Sản phẩm sử dụng khoen rèm để treo rèm vào thanh treo.

Chuẩn bị vật liệu may rèm ỏe

Vải : tùy chọn

Phụ liệu: mếch, keo ore, thanh treo, khoen

Dụng cụ dập lỗ

Các bước may rèm ore

Bước 1: Cắt vải

Cắt theo kích thước đo chuẩn như đã hướng dẫn ở phần trên. Bạn lưu ý đến đường cắt nhé. Hãy đảm bảo đường cắt mịn và không bị nham nhở

Bước 2: May rèm

Bạn tiến hành may gập 2 bên. Tiếp đó là may phần gấu rèm. Bạn có thể sử dụng ghim để định vị đoạn cần may. Như vậy giúp bạn có được những đường may chuẩn xác nhất. Sau đó tiếp tục may đường cố định 2 bên.

Bước 3: Dập lỗ ore

Đánh dấu những vị trí bạn sẽ đặt ore. Lưu ý, khoảng cách giữa hai ô – rê là 13cm. Sau đó, bạn dùng dụng cụ dập lỗ để tạo lỗ lắp ore. Và nhớ nối các miếng nhựa trong suốt giữa 2 ô rê lại với nhau nhé

Cuối cùng thì chỉ cần treo rèm vào thanh treo, treo lên nữa là xong rồi đó. Bạn nên may thêm dây buộc rèm để có thể buộc gọn khi cần thiết.
may rèm ore

Cách may rèm xếp lớp tại Hải Dương

Rèm cửa xếp lớp tại Hải Dương hay còn được gọi là rèm cửa xếp ly là loại rèm vải may kiểu xếp ly. Kiểu may này khiến rèm có độ nhún vừa phải, tạo nên sự mềm mại, dịu dàng. Nhưng vẫn không ảnh hưởng đến phom dáng của rèm.

Chất liệu như vải gấm, vải lụa, vải linen, vải nhung,… thường được sử dụng để may rèm xếp ly. Loại rèm này có tính ứng dụng cao, phù hợp với nhiều không gian như phòng ngủ, phòng khách cho đến những không gian như sân khấu, hội trường.
rèm xếp lớp màu ghi sáng

Chuẩn bị vật liệu may rèm xếp lớp

Vải: Sử dụng các loại vải như vải gấm, vải lụa, vải nhung, vải cotton hay vải bố… tùy vào sở thích của bạn

Phụ kiện: dải băng trắng (rộng 10cm, chiều dài bằng với chiều dài vải), móc chữ S, thanh treo rèm.

Dụng cụ: thước đo, bàn là, phấn may, máy may….

Các bước may rèm cửa xếp lớp

Bước 1: Là vải

Đầu tiên cần phải tiến hành là vải. Tấm vải sau khi mua về dễ vị nhăn dẫn đến độ chính xác không được chuẩn. Bạn cần là chúng để đảm bảo quá trình may rèm được diễn ra thuận lợi.

Bước 2: May biên rèm

Bạn cần may biên rèm trước khi tiến hành các bước còn lại. Để tiến hành may biên, bạn gập 2 mí rèm vào rồi may. Bạn có thể dùng ghim để đánh dấu để dễ may hơn và đảm bảo độ chính xác của đường may.
Sau đó tiếp tục gập mí trên và mí dưới lại để tiếp tục may lại. Hãy nhớ để đặt dải băng màu trắng ép vào khi may phần mí trên nhé. Cuối cùng, bạn hãy chạy may 2 đường chỉ dọc theo 2 bên mép của dải băng màu trắng để có thể cố định chúng một cách chắc chắn nhé.

Bước 3: Xếp li

Đây là bước quan trọng nhất để định hình rèm. Bạn cần tính toán khoảng cách chính xá giữa các li. Thông thường, cứ 1m vải sẽ được chia thành 8 li. Sau khi chi li và đánh dấu, bạn gập li rèm trên dải băng trắng đã chuẩn bị trước đó (có kích thước rộng 10cm). Đánh dấu liên tục cho đến khi hết chiều rộng vải thì dừng lại. Số lượng ống li là 2 – 3 tùy thuộc vào sở thích của chính bạn. Tiếp đó, bạn tiến hành may cố định các xếp li để tạo hình cho rèm.

Bước 4: Vào móc

Sử dụng móc chữ S đã chuẩn bị. Bạn móc một đầu với đường chỉ may của li và đầu còn lại vào thanh treo. Như vậy là rèm của bạn đã được hoàn thiện rồi.
cách may rèm cửa xếp lớp